Hiệu quả của tập luyện nhận thức trên giấy ở bệnh nhân Việt Nam mắc bệnh Alzheimer giai đoạn sớm

05-12-2024

Efficacy of Paper-based Cognitive Training in Vietnamese Patients With Early Alzheimer's Disease

 

Hiệu quả của tập luyện nhận thức trên giấy ở bệnh nhân Việt Nam mắc bệnh Alzheimer giai đoạn sớm

 

Link thông tin chi tiết nghiên cứu

Tài liệu về nghiên cứu

 

 

Giới thiệu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu là để đánh giá hiệu quả của tập luyện nhận thức trên giấy ở bệnh nhân Việt Nam mắc bệnh Alzheimer giai đoạn sớm. Từ đó, có thể khuyến cáo tập luyện nhận thức ở người bệnh Alzheimer giai đoạn sớm.

Can thiệp

  • Tập luyện nhận thức trên giấy

Thời gian

  • Bắt đầu tiến hành: 09/06/2022
  • Kết quả sơ bộ: 31/10/2024
  • Dự kiến hoàn thành: 31/10/2024

 

Liên hệ nghiên cứu

 

Địa điểm thực hiện

  • Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Tiêu chuẩn chọn bệnh

  • Dự kiến tuyển chọn 200 bệnh nhân

 

1.Đối với bệnh nhân

- Được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer có khả năng theo tiêu chí DSM-5;
- Ở giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer (MMSE từ 20 đến 25);
- Từ 60 đến 80 tuổi;
- Đã có hơn 5 năm học vấn chính thức.

 

2.Đối với người chăm sóc

- Thành viên (bao gồm nhưng không giới hạn ở bạn đời, con cái, người thân, người giúp việc sống chung với bệnh nhân) có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chăm sóc (ví dụ: chăm sóc cá nhân, ăn uống, nấu ăn, dọn dẹp) và ra quyết định hàng ngày cho bệnh nhân. Họ không cần phải sống cùng hoặc dành một khoảng thời gian cụ thể với bệnh nhân;
- Trên 18 tuổi;
- Có khả năng sử dụng tiếng Việt đầy đủ và không có suy giảm nhận thức để thực hiện phỏng vấn và đánh giá.

 

Tiêu chuẩn loại trừ

1.Đối với bệnh nhân

- Bệnh nhân có bệnh lý đồng mắc (suy tim, suy thận, suy gan hoặc bệnh tuyến giáp) ảnh hưởng đến chức năng nhận thức;
- Được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh nghiêm trọng khác ngoài bệnh Alzheimer (bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ do nhiều đột quỵ, tâm thần phân liệt, tiền sử chấn thương đầu nghiêm trọng kèm theo rối loạn thần kinh kéo dài, …), trầm cảm nặng trong năm qua, hoặc đang dùng thuốc tác động đến tâm lý (thuốc chống trầm cảm có tác dụng phụ anticholinergic đáng kể, thuốc an thần, thuốc giảm lo âu mãn tính hoặc thuốc ngủ, v.v.) trong tháng qua;
- Có suy giảm nghiêm trọng về thị lực, thính lực, khả năng đọc hoặc viết;
- Bệnh nhân và/hoặc người chăm sóc từ chối tham gia.

 

2.Đối với người chăm sóc

- Có các khiếu nại chủ quan về suy giảm nhận thức khiến họ không thể hiểu hướng dẫn từ nhóm nghiên cứu;
- Có suy giảm nghiêm trọng về thị lực, thính lực, khả năng đọc hoặc viết;
- Người chăm sóc từ chối tham gia.

 

Kế hoạch thực hiện nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

  • Mục tiêu chính: điều trị
  • Chia nhóm ngẫu nhiên
  • Đánh giá can thiệp song song
  • Mù đơn

Nhóm

Can thiệp

  • Nhóm được huấn luyện nhận thức trên giấy:

BN chẩn đoán bệnh Alzheimer giai đoạn sớm sẽ được huấn luyện nhận thức trên giấy trong 12 tuần và điều trị nội khoa tiêu chuẩn

  • Huấn luyện nhận thức trên giấy
  • Tên khác: Điều trị không dùng thuốc
  • Nhóm chứng:

BN chẩn đoán bệnh Alzheimer giai đoạn sớm chỉ được điều trị nội khoa tiêu chuẩn

 

 

Kết cục của nghiên cứu

Kết cục chính

Biến số

Mô tả

Khung thời gian

Thay đổi điểm MMSE

Bộ câu hỏi từ 0-30 điểm dùng để đánh giá chức năng nhận thức. Điểm càng cao chức năng nhận thức càng tốt

12 tuần kể từ khi đánh giá chức năng nhận thức nền

Thay đổi điểm test trí nhớ

Test trí nhớ lập tức, có trì hoãn, và nhận biết có trì hoãn. Điểm càng cao chức năng nhận thức càng tốt

12 tuần kể từ khi đánh giá chức năng nhận thức nền

Thay đổi điểm Trail Making Test

Tính bằng thời gian thực hiện. Gồm 2 phần A và B. Phần A nối liên tục các số từ 1-25 theo thứ tự tăng dần, ngưỡng cắt >180 giây. Phần B nối luân phiên số và chữ theo thứ tự tăng dần, ngưỡng cắt > 300 gây. Thời gian thực hiện dưới ngưỡng cắt được xem là bình thường

12 tuần kể từ khi đánh giá chức năng nhận thức nền

Thay đổi điểm nhắc lại dãy số xuôi và dãy số ngược

Nhắc lại một chuỗi các chữ số (tối đa là 8 chữ số đọc xuôi và 7 chữ số đọc ngược). Tổng điểm 12 cho mỗi test. Điểm càng cao chức năng nhận thức càng tốt

12 tuần kể từ khi đánh giá chức năng nhận thức nền

Thay đổi điểm trôi chảy từ

Test kể tên cá con vật nhiều nhất có thể trong 1 phút. Điểm càng cao chức năng nhận thức càng tốt

12 tuần kể từ khi đánh giá chức năng nhận thức nền

Thay đổi test vẽ đồng hồ

Từ 1-6 điểm, đánh giá chức năng thị giác không gian

12 tuần kể từ khi đánh giá chức năng nhận thức nền

Thay đổi điểm gọi tên Boston (phiên bản 15 từ)

Gọi tên các vật, đánh giá chức năng ngữ nghĩa. Điểm càng cao chức năng nhận thức càng tốt

12 tuần kể từ khi đánh giá chức năng nhận thức nền

Thay đổi điểm sử dụng công cụ sống hàng ngày (Instrumental Activities of Daily Living (IADL))

Đánh giá khả năng sống độc lập của bệnh nhân

12 tuần kể từ khi đánh giá chức năng nhận thức nền

 

Kết cục phụ

Biến số

Mô tả

Khung thời gian

Thay đổi điểm Zarit Burden Interview (ZBI)

Đánh giá mức độ khó khăn của người chăm sóc

12 tuần kể từ khi đánh giá chức năng nhận thức nền

Tỉ lệ người tham gia hoàn thành được 12 tuần huấn luyện nhận thức

BN được đánh giá mỗi 4 tuần tại đơn vị SSTT và có thể hoàn thành huấn luyện nhận thức nếu họ hoàn thành được 80% khối lượng bài tập mỗi mức độ.

12 tuần kể từ khi đánh giá chức năng nhận thức nền

 

Đơn vị hợp tác và nghiên cứu

Đơn vị tài trợ

  • Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị hợp tác

  • Đại học California, Davis
  • Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Viện Lão hóa Quốc gia (National Institute on Aging (NIA))

Đơn vị nghiên cứu

  • BS. Tống Mai Trang, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

Các mốc thời gian

Mốc thời gian đăng ký nghiên cứu

  • Đăng ký lần đầu: 19/06/2021
  • Thỏa tiêu chuẩn Met QC: 30/06/2021
  • Đăng lần đầu: 02/07/2021

 

Mốc thời gian cập nhật nghiên cứu

  • Cập nhật lần cuối theo tiêu chuẩn Met QC: 20/09/2023
  • Đăng cập nhật lần cuối: 22/09/2023
  • Được chứng nhận lần cuối: 09/2023

 

Các thuật ngữ liên quan đến nghiên cứu

  • Early Alzheimer Disease
  • Paper - based cognitive training
  • Randomized trial
  • Dementia
  • Brain Diseases
  • Central Nervous System Diseases
  • Nervous System Diseases
  • Tauopathies
  • Neurodegenerative Diseases
  • Neurocognitive Disorders
  • Mental Disorders
  • Alzheimer Disease

 

Tag :